Sau khi nặn mụn da thường có hiện tượng kích ứng và bị tổn thương, khi đó bạn có thể đắp mặt nặn nha đam để giảm sưng đau, giúp da mau lành hơn. Cách đắp nha đam sau khi nặn mụn khá an toàn, tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng đúng cách để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Hãy tham khảo các hướng dẫn ngay trong bài viết này của Royal Spa nhé!
Tổng hợp 5 cách đắp nha đam sau khi nặn mụn
Nha đam có chứa các thành phần lành tính, có tác dụng làm dịu da và hỗ trợ làm lành da. Do đó, đắp nha đam sau khi nặn mụn là cách an toàn để giảm đau, giảm sưng. Dưới đây là 5 công thức đắp nha đam đơn giản, dễ thực hiện nhất, hãy tham khảo ngay nhé:
Cách 1: Đắp nha đam tươi sau khi nặn mụn
Nha đam tươi có chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp làm sạch da, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây mụn và làm lành vết thương. Đây là cách làm giảm thâm sau khi nặn mụn cực kỳ hiệu quả và được nhiều người áp dụng.
Chỉ với 1-2 lá nha đam tươi, hãy rửa sạch, bỏ vỏ và cắt miếng nhỏ. Sau đó, dùng phần thịt nha đam tươi xoa lên vùng da bị mụn và để trong 15-20 phút. Cách đắp nha đam sau khi nặn mụn này có thể thực hiện 2-3 lần/ngày để đảm bảo vết nặn mụn hồi phục nhanh nhất.
Hiện nay, tại rất nhiều spa trị mụn, các chuyên gia cũng áp dụng những phương pháp trị mụn, làm dịu da bằng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn.
Cách 2: Đắp mặt nạ nha đam, mật ong để trị mụn
Nha đam và mật ong là hai thành phần tự nhiên có khả năng kháng khuẩn, làm dịu và giảm viêm da. Bên cạnh đó, cách đắp mặt nạ bằng các nguyên liệu này cũng rất dễ thực hiện. Phương pháp kết hợp đắp mật ong sau khi nặn mụn sẽ phù hợp với tình trạng da mụn không bị viêm nhiễm.
Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần sử dụng một lá nha đam, cắt lấy phần thịt và xay nhuyễn rồi trộn đều với 1 thìa mật ong nguyên chất. Dùng hỗn hợp bôi lên vùng da bị mụn và để trong khoảng 10-15 phút rồi rửa sạch. Cách đắp nha đam sau khi nặn mụn này có thể giúp kháng viêm, làm dịu da.
Cách 3: Cách đắp mặt nạ nha đam, dưa leo làm dịu da
Nha đam khi kết hợp với dưa leo cũng tạo nên một công thức kháng khuẩn, làm dịu da, giảm sưng viêm rất hiệu quả sau khi nặn mụn. Cách thực hiện đắp nha đam sau khi nặn mụn này cũng cực kỳ đơn giản, không mất nhiều thời gian chuẩn bị.
Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị 1-2 lá nha đam, gọt bỏ vỏ và 1/2 quả dưa leo. Rửa sạch nguyên liệu rồi cho vào máy xay nhuyễn để thu được hỗn hợp dưa leo và nha đam. Bôi hỗn hợp lên da và giữ trong khoảng 20-30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Có thể thực hiện cách làm dịu da này 2 lần/ngày để đảm bảo hiệu quả.
Cách 4: Cách đắp mặt nạ nha đam, sữa chua sau nặn mụn
Ngoài những công thức đắp nha đam sau khi nặn mụn ở trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm các đắp mặt nạ bằng nha đam kết hợp với sữa chua. Công thức này sẽ có khả năng kháng khuẩn, làm dịu da nhờ các hoạt chất có trong nha đam và sữa chua.
Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần xay nhuyễn phần thịt của 1-2 lá nha đam rồi trộn đều với nửa hộp sữa chua. Sử dụng hỗn hợp này để thoa lên vùng da vừa nặn mụn và để trong khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch với nước ấm. Sau khi đắp mặt nạ bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm dưỡng da, chăm sóc da sau nặn mụn khác.
Cách 5: Cách đắp nha đam đông đá để làm dịu vết nặn mụn
Với các đắp nha đam sau khi nặn mụn này nguyên liệu sẽ chỉ cần nha đam tươi. Sau khi gọt bỏ vỏ bạn có thể xay nhuyễn và cho vào khay có ngăn nhỏ để làm đông đá hoặc cắt miếng nhỏ đều được. Nha đam kết hợp đá lạnh sẽ giúp làm dịu da nhanh hơn, đồng thời có tác dụng thu nhỏ lỗ chân lông, giảm sưng viêm cực kỳ hiệu quả.
Ngoài công thức đắp nha đam đông đá, bạn cũng có thể thử cách chườm đá sau khi nặn mụn để giúp làm dịu ra cũng rất hiệu quả. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này cần theo dõi thời gian thích hợp, đảm bảo vệ sinh để không làm da kích ứng.
Lưu ý an toàn khi đắp nha đam sau nặn mụn
Dưới đây là những lưu ý quan trọng để đảm bảo quá trình đắp nha đam sau khi nặn mụn được đảm bảo an toàn, hãy tham khảo ngay nhé:
- Nên vệ sinh da sạch sẽ trước và sau khi đắp nha đam. Có thể sử dụng nước ấm hoặc rửa nước muối sinh lý sau khi nặn mụn để sát khuẩn trước.
- Chỉ nên đắp nha đam khi vùng da nặn mụn không có dấu hiệu viêm nhiễm hoặc đau nhức nghiêm trọng. Nếu có, hãy sử dụng các sản phẩm làm dịu da theo khuyến cáo của chuyên gia da liễu.
- Không nên đắp nha đam nếu bị dị ứng với nguyên liệu này. Bạn có thể đắp nha đam lên vùng da nhỏ để kiểm tra khả năng kích thích và dị ứng.
- Nếu đắp nha đam gây ra các hiện tượng ngứa, sưng đỏ, đau nhức, thậm chí sốt cao, hãy ngừng đắp nha đam và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Trên đây là 5 cách đắp nha đam sau khi nặn mụn giúp giảm sưng viêm, giảm đau và hồi phục da tốt nhất. Với những chia sẻ này, hy vọng sẽ giúp các bạn biết cách chăm sóc da an toàn, hiệu quả hơn. Nếu cần tư vấn về các phương pháp điều trị mụn, hãy liên hệ cho chúng tôi ngay nhé!